VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 12

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 12 cho hơn 30 tòa building cho thuê văn phòng tọa lạc tại quận 12.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN TÂN BÌNH

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận Tân Bình cho hơn 184 tòa building tại quận Tân Bình.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ TRỌN GÓI

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn quản lý và môi giới cho thuê văn phòng trọn gói tại Tp. HCM.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 3

Địa Ốc Kim Quang đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 3 cho hơn 311 building cho thuê văn phòng tọa lạc tại quận 3.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 7

Địa Ốc Kim Quang chuyên đầu tư, tư vấn, quản lý và môi giới cho thuê văn phòng quận 7 cho hơn 60 tòa building tại quận 7.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ LUẬT DỰ TRỮ QUỐC GIA


Chiều ngày 14/12, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn đã công bố lệnh của Chủ tịch nước số 24/2012/L-CTN ngày 3-12-2012 về việc công bố Luật dự trữ quốc gia, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20-11-2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.
Ngày đăng: 19-12-2012
2634 lượt xem
Thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai giới thiệu những nội dung cơ bản Luật dự trữ quốc gia. Với 6 Chương, 66 Điều, Luật dự trữ quốc gia đã tạo khung pháp lý cao cho hoạt động DTQG, khẳng định và nâng vai trò của DTQG lên một tầm cao mới trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước.
Thứ nhất, Luật DTQG đã kế thừa các mục tiêu nêu tại Pháp lệnh DTQG là nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, Luật DTQG quy định một số chính sách của Nhà nước về DTQG  như:  chính sách về phát triển DTQG; chính sách về xây dựng DTQG bảo đảm thực hiện mục tiêu DTQG, phù hợp với khả năng cân đối của NSNN; chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động DTQG; chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động DTQG.
 Thứ ba, Luật dành một số điều quy định nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý DTQG từ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành quản lý DTQG và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các quy định này nhằm làm rõ trách nhiệm phù hợp với phân công, phân cấp về quản lý DTQG, tạo điều kiện để các quy định của Luật DTQG được thực hiện thông suốt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả DTQG. Luật DTQG cũng quy định cơ quan DTQG chuyên trách có nhiệm vụ tham mưu để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về DTQG; trực tiếp quản lý hàng DTQG theo quy định của pháp luật
Thứ tư, Luật DTQG quy định rõ các mặt hàng thuộc danh mục hàng DTQG phải đáp ứng được mục tiêu DTQG và đáp ứng một trong các tiêu chí: (i) là mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách; (ii) là mặt hàng đặc chủng, không thể thay thế; (iii) là vật tư, thiết bị, hàng hóa bảo đảm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại. 
Thứ năm, Luật quy định về: i) nguyên tắc sử dụng hàng DTQG; ii) trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng DTQG đối với cơ quan, tổ chức, UBND cấp tỉnh; iii)  trách nhiệm quản lý, sử dụng hàng DTQG của bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia.
Để triển khai thực hiện Luật DTQG, trong thời gian tới, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện luật. Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, tổ chức phổ biến, tập huấn nội dung của luật. 

KINH DOANH CƠM VĂN PHÒNG ĐUA NHAU PHÁ SẢN


Khó khăn, DN cắt giảm nhân sự, giải thể khiến nhiều quán cơm văn phòng đua nhau phá sản.
Ngày đăng: 19-12-2012
3852 lượt xem
Vạ lây vì Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
Quán cơm chị Quyên là một trong những đơn vị trước đây kinh doanh khá tốt, lượng khách văn phòng đặt cơm nhiều, mỗi ngày cung cấp hàng trăm suất ăn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ giữa năm nay, mọi hoạt động của cửa hàng đều cầm chừng, số lượng suất đặt ăn giảm hẳn. Chị Quyên cho hay, tính riêng khu vực Mỹ Đình, hàng ngày chị vẫn cung cấp suất ăn cho 7 công ty, với gần 100 người, nhưng giờ chỉ còn một đơn vị đặt ăn thường xuyên với số lượng chỉ gần chục suất mỗi ngày.
Tại khu vực Trung Hòa Nhân Chính, một công ty bất động sản chuyên đặt suất ăn của cửa hàng chị nhưng hiện cũng đã dừng hẳn. Thời gian đầu, mỗi ngày công ty này đặt khoảng trên 20 suất ăn nhưng sau đó giảm dần xuống 10, 5 và giờ chỉ còn lại vài người nên ngừng hẳn. Chị Quyên chia sẻ, số lượng công ty cắt giảm nhân sự tăng, có nơi còn cắt cả tiền ăn trưa của nhân viên nên doanh thu cửa hàng chị cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Không chỉ vậy, số tiền nợ đọng ngày càng tăng. Đơn cử, một công ty truyền thông ở Mễ Trì vẫn còn nợ tiền ăn từ tháng 5.
Không chỉ những cửa hàng cơm văn phòng đặt theo suất chuyển tới các công ty mà ngay cả những quán cơm văn phòng cũng vắng khách hẳn. Chị Hoa, chủ một cửa hàng cơm ở phố Trần Duy Hưng cho hay, chị đã thu hẹp phạm vi cửa hàng, đồng thời cắt giảm nhân viên vì ế ẩm. Cửa hàng cơm của chị chỉ hoạt động duy nhất vào buổi trưa các ngày đi làm, phục vụ chủ yếu dân văn phòng. Thời gian gần đây, lượng khách đến ăn cũng giảm mạnh, một phần do số lượng công ty khu vực này ít dần, mặt khác một số người đã chuyển sang mang cơm từ nhà đi.
Để hút khách, chị Hoa đã chuyển sang bán thức ăn đồng giá, mỗi suất 30.000 đồng, thêm nước uống miễn phí. Thỉnh thoảng, chị cũng yêu cầu nhân viên đi phát tờ rơi để mọi người chú ý. Chị Hoa chia sẻ, nếu không nhập được nguồn thực phẩm giá rẻ thì khó có thể trụ nổi do mọi chi phí đều tăng: tiền thuê nhà, tiền nhân công... , nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trầy trật đòi nợ
Doanh thu giảm nguy cơ đóng cửa hàng vì ế ẩm, các cửa hàng cơm văn phòng còn đối mặt với tình trạng nợ đọng kéo dài. Đại diện nhà hàng cơm văn phòng Cơm123 chia sẻ, cho đến thời điểm này, khách hàng nợ tiền cơm khó đòi đã lên tới cả trăm triệu đồng. Thậm chí, công ty tự giới thiệu có 300 nhân viên này đến nay đã không còn người tại trụ sở, nhà hàng bất lực không biết đòi tiền ai.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý nhà hàng Cơm123, lắc đầu ngán ngẩm: "Không chỉ biến mất, nhiều đơn vị còn đùn đẩy trách nhiệm và phía nhà hàng luôn gánh phần thiệt. Chẳng hạn, một công ty ở Cầu Giấy bán cổ phần cho công ty khác và kết quả là không ai chịu nhận trách nhiệm trả nợ tiền cơm. Chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để tìm ra số chứng minh nhân dân của giám đốc nhưng liên lạc để đòi nợ cũng khó vì họ tìm mọi cách lẩn tránh". Lại thêm một công ty nằm trong danh sách nợ đọng tiền cơm kéo dài.
Chị Quyên, chủ cửa hàng cơm ở Mỹ Đình nói trên, cũng kêu ca, doanh thu hàng tháng của cửa hàng luôn bị tồn đọng vì nợ khó đòi. Đơn cử, một công ty ở cách cửa hàng chị không xa đang nợ gần 50 triệu đồng, nhưng sau thời gian dài vẫn chưa thể đòi được nợ. Chị ấm ức, biết là số tiền nợ cơm ngày càng tăng nhưng cửa hàng chị vẫn đưa cơm vì ngừng sẽ khó đòi tiền hơn. Mới đây, nghe tin công ty này có nguy cơ giải thể, chị càng hoang mang.
Còn chị Hoa, chủ quán cơm ở Trần Duy Hưng, bức xúc, để đầu tư một cửa hàng cơm văn phòng không phải đơn giản. Chị mất hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho việc lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm, thuê nhân viên nấu ăn, giao hàng. Tuy vậy, doanh thu của nhà hàng tính ra chỉ là bạc cắc mỗi ngày. Theo chị Hoa, bán suất cơm lẻ ở cửa hàng thu tiền "tươi" còn sướng hơn cung cấp cho cả công ty rồi dính nợ nần. Trước tình trạng khó khăn như hiện nay, nhiều đồng nghiệp mở hàng cơm như chị đã đóng cửa hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh.
Ông Hùng, chủ quán cơm 123, cho biết, số tiền nợ đọng đã ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của cửa hàng. Do kinh doanh chủ yếu là online nên giá cơm đã giảm khá nhiều. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhà hàng cũng đã chia sẻ một phần cho các công ty bằng việc cho trả chậm tiền cơm, song các công ty không nên trốn nợ như vậy. Như thế chẳng khác gì đẩy các cửa hàng cơm vào ngõ cụt và đối mặt nguy cơ dẹp tiệm. 
(VEF.VN)

KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG XANH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.


Đây là văn phòng mới của Công ty Schneider Electric IT Việt Nam, không chỉ để làm việc của các bộ phận, mà còn tự động bật hoặc tắt hệ thống chiếu sáng
Ngày đăng: 19-12-2012
2569 lượt xem
Đây là văn phòng mới của Công ty Schneider Electric IT Việt Nam, không chỉ để làm việc của các bộ phận, mà còn tự động bật hoặc tắt hệ thống chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng vận hành khi không có người.
Văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng
Văn phòng mới công ty Schneider Electric Việt Nam, chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng, đã chính thức khai trương ngày 6/12, tại Etown 1 . Với tổng diện tích kinh doanh 1.500 m2, văn phòng Schneider Electric Việt Nam được trang bị đầy đủ các trang thiết bị thuận tiện cho người làm việc, cũng như các trải nghiêm cho khách hàng, đối tác.
Văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng
Phòng trưng bày các sản phẩm của Schneider Electric Việt Nam có các sản phẩm, giải pháp cho các ngành hàng năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, các sản phẩm công tắc, ổ cắm, giải pháp ngôi nhà thông minh của Schneider Electric và Clipsal by Schneider Electric. Ngoài ra, tại đây còn có các sản phẩm và giải pháp trung tâm dữ liệu của American Power Conversion (APC) by Schneider Electric - thương hiệu toàn cầu trong lĩnh vực nguồn tối thiết và các dịch vụ làm mát.
Văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng
Hệ thống tự động hóa trạm và các phần mềm quản lý năng lượng.
Văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng
Phòng đào tạo với đầy đủ trang thiết bị cho các trải nghiệm tại chỗ.
 
(Nguồn: Schneider Electric Việt Nam)

HÀ NỘI THỪA NGUỒN CUNG VĂN PHÒNG 10 NĂM NỮA


CBRE cho rằng, tỷ lệ trống tăng trong năm 2013 sẽ là điều "không tránh khỏi” và phải mất 10 năm Hà Nội mới "hấp thụ" hết nguồn cung kỷ lục này.
Ngày đăng: 19-12-2012
2383 lượt xem
Tại buổi tổng quan về thị trường văn phòng do CBRE tổ chức chiều 12/12 tại Hà Nội, ông Greg Ohan, giám đốc bộ phận văn phòng Việt Nam CBRE cho hay, trong vòng 3 năm tới, nguồn cung văn phòng sẽ tăng 885.000 m2. Cùng với lượng cung hiện tại là 175.000 m2, từ nay đến năm 2015, nguồn cung văn phòng Hà Nội sẽ có 1 triệu m2. “Với số lượng này, phải mất 10 năm mới lấp đầy nguồn cung văn phòng trong hiện tại và tương lai”, ông Greg Ohan nói.
 
Do nguồn cung tăng mạnh, giá thuê văn phòng hạng A, B ở khu vực phía Tây, Ba Đình và khu trung tâm phải chịu áp lực giảm giá mạnh. Giá chào thuê hạng A hiện giảm còn 23- 42 USD mỗi m2 một tháng. Trong khi năm 2008, giá chào thuê ở khu vực trung tâm xếp hạng cao nhất khu vực Đông Nam Á lên tới 55. Tương tự hạng B, năm 2008 đạt 30- 40 USD mỗi m2 một tháng thì năm nay xuống còn 18-27 USD, giảm tới 35% so với mức đỉnh.Trong 5 năm từ 2008 đến nay, số lượng các tòa văn phòng hạng A, B tăng khoảng 80%, từ 36 tòa lên 65 tòa nhà. Tổng diện tích văn phòng tăng mạnh hơn, tới 160% từ 300.000 m2 đến 800.000 m2.
 
"Giá thuê vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy và xu hướng sẽ còn giảm nhẹ trong năm 2013", ông Greg Ohan nói.
 
Do nguồn cung tăng kỷ lục, tỷ lệ trống cũng tăng mạnh. Tỷ lệ trống năm 2008 chỉ là 5.000 m2 văn phòng nhưng đến nay con số này đã “tăng lên một cách đáng kinh ngạc” là 175.000 m2. Không nêu chi tiết tỷ lệ trống tại dự án Keangnam, song CBRE đánh giá, diện tích trống tại tòa nhà cao nhất Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tỷ lệ trống. Bởi vậy, theo CBRE, tỷ lệ trống tăng trong năm 2013 sẽ là điều “không tránh khỏi”.
 
Theo CBRE, diện tích thuê mới không ngừng tăng lên nhưng vẫn không theo kịp nguồn cung. Diện tích thực thuê trong năm năm qua chỉ đạt 66.000 m2 nhưng trong 2 năm từ 2011 đến 2012, con số này đã lên tới 100.000 m2. Khu vực phía Tây giảm 50% giá thuê so với khu trung tâm đã hút nhiều công ty đa quốc gia hơn.
 
Trong quý 3 năm nay, thị trường văn phòng Hà Nội có 124 tòa nhà, trong đó 26 văn phòng hạng a , 49 tòa hạng B và 59 tòa hạng C với tổng cung lên tới hơn 1 triệu m2. Tỷ lệ trống văn phòng hạng A- B lần lượt là hơn 24% và 18%. 
Năm 2013, thị trường sẽ đón nhận khoảng 18 tòa nhà hạng A, B như Comer Store Building, PVI Tower, Star Tower…
 
Trước đó, Savills Vietnam cũng dự báo, sang năm tới, nguồn cầu văn phòng hạng A và B tại khu vực trung tâm được dự báo sẽ tiếp tục tăng 14%. Giá thuê sẽ giảm khoảng 3% so với năm 2012.
 
Theo vnexpress.net

BỐ TRÍ VĂN PHÒNG LÀM VIỆC THEO PHONG THỦY


Bố trí văn phòng làm việc theo phòng thủy là phương pháp nâng cao năng suất hiệu quả.Vì vậy các cửa ra vào không nên đặt ngay trong tầm nhìn của khách và phải bố trí khung cảnh nơi tiếp khách sao cho thân thiện và thú vị để khách có được cảm giác thanh thản và hưng phấn.
Ngày đăng: 20-12-2012
3405 lượt xem
Bố trí văn phòng làm việc phù hợp với phong thủy chủ nhà.
LỐI VÀO
Lối vào mang đến điều tốt lành khi nó được đặt ở hướng hạp với bổn mạng của người chủ công ty - căn cứ trên Quái Số của người chủ. Nếu ta không thể định đoạt được vấn đề này (thông thường là vậy) thì ta có thể sắp xếp khu vực làm việc và bàn làm việc của mình theo hướng hạp với ta.
Lối vào đặt ở hướng đông kích thích dòng năng lượng tăng trưởng, trong khi lối vào ở hướng tây có tác dụng khơi dậy tính bền vững. Cho dù cửa xoay về hướng nào đi nữa ta cũng phải bảo đảm các Hành đều được cân bằng.
PHÒNG TẮM VÀ PHÒNG VỆ SINH
Thông thường, rất khó sắp xếp vị trí cho phòng tắm và phòng vệ sinh. Không bao giờ được đặt chúng nhìn về phía cửa ra vào của văn phòng. Tốt hơn hết là đặt chúng ở phía ngoài. Nếu đặt ở bên trong thì hệ thống thoát khí phải hoạt động tốt. Cửa ra vô phòng tắm phải luôn được đóng kín và được thiết kế sao cho khi mở cửa, vẫn không trông thấy bàn cầu ở bên trong. Những khu vực này cần được giữ sạch sẽ và có cảm giác dễ chịu.
BẾP ĂN CHO NHÂN VIÊN VÀ CÁC NHÀ HÀNG
Khu vực thích hợp để đặt bếp ăn hay nhà hàng là các hướng: đông, đông nam, nam và tây nam. Sự sạch sẽ và thông thoáng là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho bầu không khí ở các nơi này luôn trong lành và dễ chịu.
CẦU THANG
Bất kỳ loại cầu thang nào cũng không nên đặt ở hướng bắc, tây bắc hay trung tâm của tòa nhà.
BÃI ĐẬU XE
Nơi thích hợp nhất để bố trí bãi đậu xe của công ty là hướng đông, đông nam và tây bắc.
Theo blog phong thủy

THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ VĂN PHÒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SẼ HỒI PHỤC NĂM 2013


Theo Savills Việt Nam, thị trường văn phòng Tp.HCM đã trải qua hai lần suy giảm từ năm 1996. Tuy nhiên, dựa trên mô hình dự báo 2 bước của Công ty này, thị trường văn phòng Tp.HCM sẽ hồi phục mạnh mẽ vào năm 2013 - 2014.
Ngày đăng: 20-12-2012
2561 lượt xem
Theo Savills Viet Nam, thị trường văn phòng Tp.HCM đã trải qua hai lần suy giảm từ năm 1996. Tuy nhiên, dựa trên mô hình dự báo 2 bước của Công ty này, thị trường văn phòng Tp.HCM sẽ hồi phục mạnh mẽ vào năm 2013 - 2014.
Tính đến quý 2/2012, tổng nguồn cung văn phòng trên địa bàn Tp.HCM tăng nhẹ 1% so với quý trước và đạt hơn 1,2 triệu m2 sàn từ 192 tòa nhà văn phòng cho thuê. Nguồn cung mới đến từ 4 tòa nhà hạng C cung cấp cho thị trường thêm 11.200m2 diện tích văn phòng cho thuê.

Giá thuê trung bình của hạng A và B đạt đỉnh vào năm 2007 và hầu như đạt 100% công suất thuê. Tuy nhiên đến nay, công suất thuê liên tục giảm do dư cung diện tích văn phòng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vào năm 2008.
Trong quý này, các tòa nhà hạng a và B có tình hình hình tốt nhất với 60% tổng diện tích được thuê bởi các công ty nước ngoài và 40% diện tích được thuê bởi các công ty trong nước. Tuy nhiên, nhu cầu thuê văn phòng của toàn thị trường lại giảm mạnh so với quý 2/2011.
Giá thuê trung bình của toàn thị trường là 544.000 VND/m2/ tháng, giảm 2% so với quý trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng giá thuê trung bình của thị trường văn phòng giảm liên tục khoảng 13%/ năm trong giai đoạn 2008-2011.
Tuy nhiên, Savills cho rằng thị trường thị trường văn phòng tại khu vực trung tâm Tp.HCM sẽ có xu hướng hồi phục trong năm 2013 - 2014 thông qua mô hình dự báo hồi quy tuyến tính dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng GDP của Tp HCM vào khoảng 10% - 11%/ năm trong khoảng thời gian 2012 - 2014 và FDI giải ngân trong năm 2012 tương đương với giai đoạn 2009 - 2011.
Theo đó, nhu cầu cho văn phòng hạng và B tại Tp.HCM sẽ tiếp tục tăng khoảng 2% và giá thuê trung bình dự kiến sẽ tăng khoảng 13% trong khoảng thời gian 2013 - 2014. Trong đó, dự kiến giá thuê sẽ tăng 15% trong năm 2013 và 12% trong năm 2014.
Theo baomoi.com

VĂN PHÒNG ẢO LÀ GÌ ?


Văn phòng ảo còn được gọi là văn phòng cho thuê 0 m2 với dịch vụ được cung cấp bao gồm: Địa điểm giao dịch của Doanh nghiệp với địa chỉ xác định, số điện thoại, số fax, nhân viên lễ tân, biển hiệu công ty, kế toán báo cáo thuế.
Ngày đăng: 21-12-2012
3568 lượt xem
Trên thế giới, dịch vụ này đã có từ rất lâu, còn ở Việt Nam thì khá mới mẻ. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng không phải chuyển đồ đạc, trang thiết bị đến mà chỉ đặt biển hiệu, logo của công ty mình tại đó.
Ngoài ra, doanh nghiệp không cần thiết phải có nhân viên làm việc thường trực. Bộ phận nhân sự của VĂN PHÒNG TRỌN GÓI sẽ trả lời điện thoại, nhận fax, email và các giấy tờ liên quan với tư cách là thư ký của công ty. Sau đó, tất cả những thông tin này sẽ được gửi đến tận nơi cho khách hàng. Chi phí của Văn phòng ảo là rất tiết kiệm so với việc thuê văn phòng thông thường.
" Trao đổi với với VnExpress.net về vấn đề pháp lý của văn phòng ảo, ông Đặng Minh Tuấn, chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh số 2, Sở Kế hoạch Đầu tư, cho biết, văn phòng ảo là thuật ngữ không có trong quy định văn bản pháp luật mà được phát sinh trong thực tế.
Ông Tuấn cho rằng, khoản 1 điều 35 của Luật Doanh nghiệp quy định rõ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp... có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố, ngõ phố... số điện thoại, số fax, thì văn phòng ảo đã đáp ứng đủ. "Hiện tại, hình thức thuê văn phòng ảo làm nơi giao dịch vẫn còn khá mới mẻ. Doanh nghiệp không có mặt thường xuyên tại văn phòng nhưng nếu đăng ký kinh doanh đúng pháp luật, vẫn có giao dịch đầy đủ với khách hàng thì không có luật nào cấm", ông Tuấn nhấn mạnh."
Khi sử dụng “văn phòng ảo”, khách hàng chỉ việc lo những công việc cốt lõi của công ty còn các vấn đề khác như: trang trí, điện, máy tính, nhân viên lễ tân hay thuê xe cộ, tổ chức hội nghị, hội thảo đều được cung cấp.
Nhân viên tổng đài sẽ tiếp nhận điện thoại với tên công ty và chuyển tin nhắn đến công ty sau đó, còn khi doanh nghiệp cần gặp gỡ, các đối tác có thể sử dụng phòng họp với trang thiết bị hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thuê chỗ ngồi tại các đơn vị cho thuê “văn phòng ảo” cùng nhiều tiện ích khác có thể sử dụng bất kỳ lúc nào như: phòng họp, máy photocopy, máy in, Internet...
Được biết, phần lớn các doanh nghiệp, đơn vị tìm đến “văn phòng ảo” là vì lý do tiết kiệm chi phí. Văn phòng ảo có thể tiết kiệm đến 70% kinh phí so với việc mở một trụ sở văn phòng.

CBRE DỰ ĐOÁN GIÁ VĂN PHÒNG CHO THUÊ NĂM 2013


Số lượng văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã tăng khoảng gần gấp đôi chỉ trong vòng năm năm (2008-2012)
Ngày đăng: 19-12-2012
2448 lượt xem
Báo cáo về thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội từ 2008 - 2012 do CBRE Việt Nam công bố ngày 12/12, chỉ ra sau 5 năm, số lượng tòa nhà văn phòng cho thuê hạng A, B đã tăng từ 36 lên 65 tòa, trong đó phần lớn tập trung ở phía Tây.

Cùng với xu hướng tăng lên của các tòa nhà, diện tích thuê mới  trung bình trong 5 năm cũng không ngừng tăng, đạt 66.000m2, riêng 2 năm 2011 và 2012 đạt 100.000m2. Nguyên nhân là do giá văn phòng tại nhiều khu vực, trong đó tiêu biểu là phía Tây đã giảm khoảng 50%, tạo điều kiện cho một số tập đoàn, công ty đa quốc gia có điều kiện thay đổi văn phòng rộng hơn.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, một hệ quả không thể tránh khỏi là tỷ lệ trống cũng tăng lên tương ứng.

Theo CBRE, về bản chất, tỷ lệ trống không hoàn toàn xấu nếu tỷ lệ này ở mức dưới 5% bởi nó vẫn thường xảy ra với bất kỳ thị trường nào. Trên thực tế, trước năm 2009, thị trường văn phòng Hà Nội thường dao động quanh mức này. Tuy nhiên, từ 2009 trở lại nay, con số này bắt đầu tăng không ngừng.

Diện tích thuê mới tại Hà Nội tuy đạt mức kỷ lục song vẫn không theo kịp tốc độ tăng của nguồn cung, nó phản ánh chân thực nhất sự phát triển của thị trường văn phòng tại Hà Nội.

Cũng theo CBRE, trước đây, khi mà diện tích trống chỉ là 5.000 m2, ưu thế hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, song trong 5 năm, con số này đã tăng vọt lên mức 175.000 m2, tương đương 3.400%, khiến tương quan và vị thế giữa khách thuê và chủ đầu tư đã gần như thay đổi hoàn toàn, trong đó khách thuê chiếm ưu thế.

Một trong những lý do khiến tỷ lệ trống của văn phòng Hà Nội tăng lên, đặc biệt là tại phía Tây là do tòa tháp Keangnam với tổng diện tích cho thuê lên tới 89.000 m2, song tỷ lệ trống lại khá lớn.

Về giá chào thuê, khảo sát của CBRE cho thấy, do nguồn cung đã tăng mạnh trong nhiều năm nên giá chào thuê tại khu vực phía Tây, Ba Đình, Đống Đa và khu trung tâm đang phải chịu áp lực giảm.

Chẳng hạn, giá chào thuê trung bình hạng A cao nhất vào quý 4/2008 là 1.145.000 đồng/m2, song hiện nay chỉ dao động từ khoảng 480 – 874 nghìn đồng/m2, bao gồm nhiều ưu đãi dịch vụ đi kèm, thay vì phải trả phí thêm như trước đó.

Đối với văn phòng hạng B, giá thuê cũng đạt đỉnh vào thời điểm giữa năm 2008 ở mức 624 - 833 nghìn đồng/m2, sau đó bắt đầu xu hướng giảm và hiện chỉ ở mức từ 375 - 562 nghìn đồng/m2, giảm khoảng 35%.

Theo nhận định của CBRE, giá thuê vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy và xu hướng giảm có thể còn tiếp diễn trong năm 2013. Cùng với đó, mặc dù tỷ lệ trống toàn thị trường ở thời điểm hiện tại đã thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song tỷ lệ trống sẽ tăng trong năm 2013 là điều khó tránh khỏi với hàng loạt dự án mới sẽ đi vào khai thác trong như Vincom Royal City (19.702 m2), PVI Tower (54.000 m2), APEX Tower (21.000 m2), HUD Tower (56.000 m2)...

SAVILLS DỰ BÁO GIÁ THUÊ VĂN PHÒNG 2013


Giá chào thuê của phân khúc văn phòng hạng A, B hiện vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy. Savills cho rằng, giá thuê bình quân của phân khúc văn phòng cho thuê sẽ giảm khoảng 3% trong năm 2013...
Ngày đăng: 19-12-2012
2676 lượt xem
Savills Việt Nam cho rằng: Giá thuê bình quân của phân khúc văn phòng cho thuê sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2014 với tỷ lệ tăng 1% sau khi giảm 3% trong năm 2013
Tuy nhiên, dự báo trên có thể đạt kết quả cao nhất cần phải giả định rằng, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt 9% - 10%/năm trong giai đoạn 2012-2014 và không có biến động rõ rệt trong cơ cấu GDP. Cùng với đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân năm 2012 vẫn duy trì như trong giai đoạn 2007 - 2011 và cao hơn trong năm 2013 - 2014 khi nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước đi vào ổn định.
Với diễn biến của nền kinh tế nói trên, nguồn cầu văn phòng hạng A và B tại khu vực trung tâm được dự báo sẽ tiếp tục tăng 14%/năm trong hai năm sắp tới (2013 - 2014). 
Khảo sát mới đây của một số công ty nghiên cứu cho thấy, giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội trung bình đạt 32,3 USD/m2/tháng, mức này so với quý trước giảm gần 4%, so với năm ngoái giảm 18,7%. Trong khi đó, giá thuê hạng B đạt 21,16 USD/m2/tháng. Giá thuê hạng cao cấp và trung cấp giảm lần lượt là 3,93% và 5,18% so với quý trước. 
Tại khu vực trung tâm, kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng mức giá thuê bình quân sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2014 với tỷ lệ tăng 1% sau khi giảm 3% trong năm 2013 do nguồn cung văn phòng tương lai hạn chế tại khu vực trung tâm.
Đặc biệt, nguồn cung mới dự báo sẽ còn tăng mạnh trong vài năm tới bởi hầu hết các tòa nhà đang triển khai sẽ phải tiếp tục hoàn thành để đưa vào sử dụng. Trong khi, nguồn cung lại đang có chiều hướng dư thừa sẽ là một áp lực lớn lên giá thuê trong thời gian tới. Điều đó lý giải tại sao dù giá văn phòng đã giảm khá sâu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy.
Còn theo Savills, trong 9 tháng đầu năm 2012, giá thuê trung bình đã giảm 10% so với năm 2011 do nguồn cung mới dồi dào và nguy cơ dư cung. Hiện nay xu hướng chuyển văn phòng về phía Tây, nơi khách thuê có thể tìm được lựa chọn tốt hơn và có giá trị kinh tế hơn, đang gia tăng. 

Tại khu vực trung tâm thành phố, giá thuê trung bình của các tòa nhà văn phòng hạng A và B cao hơn 13% - 38% so với mặt bằng chung của thị trường trong vòng 6 năm trở lại đây. Công suất thuê trung bình tại khu vực này cao hơn mức trung bình của thị trường 12%, đạt 90% trong quý 3/2012.
Theo vneconomy.vn